DÒNG XITÔ THÁNH GIA VIỆT NAM (S.O.C.: SANCTUS ORDO CISTERCIANUS - ST. ORDER OF CISTERCIANS)
Lược sử: Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, xuất phát từ đan viện
Phước Sơn, do cha Henri Denis (tên dòng của cha là Benoit Thuận) sáng
lập ngày 15-8-1918 tại Quảng Trị, giáo phận Huế. Nguyên thuỷ dòng Phước
Sơn thuộc quyền giáo phận, sau đó do Sắc chỉ của Thánh Bộ Tu sĩ ngày
24-5-1934, được sáp nhập vào dòng Xitô thế giới.
Năm 1936, ba năm sau khi đấng tổ phụ qua đời, tu viện mới được thiết lập tại Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm.
Ngày 23-10-1950, thêm một nhà khác được thiết lập tại miền Nam, tức đan
viện Khiết Tâm Phước Lý, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1964, ba đan viện Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý được nâng lên đan
phụ viện và kết hợp thành một hội dòng mới trong số 13 hội dòng của Xitô
thế giới, do Sắc chỉ của Toà Thánh ngày 6-10-1964.
Năm 1971, đan viện Châu Sơn, Đơn Dương thiết lập đan viện Châu Thuỷ tại
Hàm Tân, Bình Thuận, thuộc giáo phận Phan Thiết. Năm 1972, do quyết định
của Tổng hội dòng Xitô Thánh Gia, nữ đan viện Xitô Vĩnh Phước được
thiết lập tại Phước Lý, nay được di chuyển về Ngọc Đồng, phường Tân Hoà,
thành phố Biên Hoà.
Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse.
Châm ngôn: Ora et Labora (cầu nguyện và lao động).
Mục đích: Giúp các tu sĩ thánh hoá bản thân theo gương gia đình
Nazareth trong cầu nguyện và hy sinh, hầu góp phần vào việc cứu rỗi các
linh hồn.
Hoạt động: Theo gương Thánh Gia Thất, hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam
thánh hoá đời sống âm thầm trong cầu nguyện và lao động để góp phần vào
việc cứu rỗi anh chị em chưa tin Chúa. Ngoài ra, mỗi đan viện đều có nhà
khách tĩnh tâm để đón nhận những người đến xin hồi tâm và cầu nguyện
trong một thời gian dài hay ngắn tuỳ nhu cầu nội tâm.
Điều kiện nhập tu: Mỗi đan viện trong hội dòng, với tư cách là
nhà tự trị, có quyền mở tập viện để đón nhận các ứng sinh. Sau đây là
những điều kiện phải có:
- Đủ 18 tuổi và tốt nghiệp
cấp III,
- Có sức khoẻ tốt và trí phán đoán lành mạnh,
- Có ý chí dấn thân tìm Chúa trong đời sống cộng đoàn và chiêm niệm,
- Có đủ giấy tờ theo Giáo luật và dân sự như: Chứng chỉ Rửa tội và Thêm
sức; giấy giới thiệu của cha chính xứ; giấy tạm vắng tạm trú và CMND.
Địa chỉ Nhà Mẹ:
Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn
227 Phước Lộc, Phước Hoà,
huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đt: 064 867298.
hay 81 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5,
TP. HCM. Đt: 08 8352270.
Hội trưởng đương nhiệm: Viện phụ Duy Ân Vương Đình Lâm, đắc cử Viện phụ Hội trưởng 1970
Trên trang web này hay nhiều nơi khác, trong tiếp xúc hoặc trong đời
sống đạo tại Việt nam, đôi khi đọc giả thấy hoặc nghe nói về dòng khổ tu
Phước Sơn, dòng Xitô Phước Lý, Đan viện Châu Sơn….Trong khi tiếp xúc
với các tu sĩ cũng như giáo dân, chúng tôi cũng thấy các vị ấy có khi
hiểu lờ mờ, có khi lẫn lộn cộng đoàn này với cộng đoàn kia. Để giúp quý
đọc giả hiểu rõ hơn, chúng tôi xin ghi lại vài nét sơ lược về HỘI DÒNG
XITÔ THÁNH GIA tại Việt nam.
Thế nhưng muốn hiểu rõ Hội Dòng Xitô Thánh Gia này thiết nghĩ trước hết phải biết sơ qua dòng Xitô trên thế giới.
I. DÒNG XITÔ, KHAI SINH VÀ PHÁT TRIỂN.
Cha Henri Denis, Đấng Sáng Lập, lúc còn trẻ
Từ khi lập dòng cho đến khi qua đời, cha Henri Denis không bao giờ để
người ta chụp hình mình. Đây là hình Cha chụp chung với cộng đoàn, mà
sau này người ta cắt riêng ra.
Xuyên suốt dòng lịch sử của Giáo hội, mỗi khi Giáo hội có nhu cầu thì
các hội dòng lại lần lượt ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó. Dòng Xitô
cũng không nằm ngoài thông lệ trên.
Tại Pháp quốc cuối thế kỷ thứ XI , khi đời sống đạo tại đan viện Molesme
có phần sa sút, thánh Robertô cùng với một số đan sĩ của trong đan viện
đã tách ra làm một nhóm khác hầu giữ trọn bộ tu luật của thánh Biển Đức
(Benedicto) một cách trọn vẹn hơn. Nhóm này lấy vùng đất có tên là Xitô
làm nơi xây dựng cộng đoàn. Theo dòng thời gian, họ biến đổi nhiều điểm
khác với dòng Biển Đức. Một trong những đặc điểm chúng ta thấy rõ đó là
mầu áo. Các đan sĩ Biển Đức mặc áo đen và áo choàng đen, các đan sĩ
Xitô mặc áo trắng và giữ lại áo choàng đen. Dòng Xitô được phát triển
mạnh mẽ nhất dưới thời thánh Bênadô (Bernard).
Dòng Xitô cũng thăng trầm với lịch sử của Giáo hội. Vào cuối thể kỷ
XVIII, do bối cảnh xã hội, đặc biệt là cách mạng Pháp (1789) và sau đó
là các cuộc bách hại, các đan viện bị phân tán sang nhiều nước khác và
làm đủ mọi công việc để tồn tại. Hơn 100 năm sau, hoà bình trở lại, nếp
sống của các đan viện đã quá khác nhau. Có đan viện còn giữ đời sống
hoàn toàn chiêm niệm của Đấng sáng lập, có đan viện phải đảm trách những
việc mục vụ tại các giáo sứ, dạy học… Đức thánh cha Lêo XIII kêu gọi
hợp nhất lại nhưng rất khó. Sau cùng, một số đan viện còn giữ đời sống
thuần chiêm niệm họp lại thành nhánh nhặt phép, các đan viện khác họp
nhau lại thành nhánh Chung phép. Nhánh nhặt phép gồm những dòng như
Trappe, Trappistes. Nhánh Trung phép gồm 13 hội dòng ở rải rác trên
nhiều nước như Pháp, Ý, Áo, Thuỵ Sĩ… Hội Dòng Xitô Thánh Gia ở Việt man
là 1 trong số 13 hội dòng thuộc nhánh Chung phép.
II. HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA.
Xưa nay người ta vẫn gọi là Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, nhưng thật
ra chỉ có một hội dòng xitô thánh gia duy nhất, hội dòng đó ở Việt Nam.
Cộng đoàn tổ của hội dòng này là dòng Đức Bà Annam hay còn gọi là dòng
Phước Sơn. Đấng sáng lập dòng là một thừa sai Paris tên là Henri Denis,
tên việt là Cố Thuận. Cha sang Việt Nam năm 1903, lúc cha 23 tuổi. Được
phép đức cha địa phận Huế, cha Henri lập dòng Đức Bà Annam tại núi
Phước, tỉnh Quảng Trị năm 1918 nên có tên là Phước Sơn. Cha Henri đã lấy
bản hiến pháp của dòng Xitô nhặt phép, chỉnh sửa lại những khoản không
phù hợp với người Việt Nam, đề cao đời sống gia đình, nên đổi tên thành
dòng Xitô Thánh Gia và được xác nhập vào Xitô Chung phép thế giới, trực
thuộc Bề Trên Thượng của toàn dòng Xitô năm 1935, sau khi đấng sáng lập
qua đời được 2 năm. Năm 1953, do thời cuộc, dòng đã di chuyển vào Thủ
Đức thuộc địa phận Sài Gòn. Dòng được nâng lên thành Hội Dòng Xitô Thánh
Gia vào năm 1964 khi có đủ 3 đan viện tự trị như luật buộc. Hội Dòng
hiện nay có khoảng trên 600 nhân sự sống trong 10 đan viện tự trị lớn
nhỏ:
1. Đan viện Phước Sơn tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Đan viện Châu Sơn Nho Quan tại tỉnh Ninh Bình.
3. Đan viện Châu Sơn Đơn Dương tại tỉnh Lâm Đồng.
4. Đan viện Phước Lý tại Huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
5. Đan viện Chây Thuỷ tại tỉnh Bình Thuận.
6. Đan viện Fatima tại Thuỵ Sĩ
7. Đan viện Phước Vĩnh tại Trà Vinh
8. Đan viện Thiên Phước tại Bãi dâu - Vũng Tàu.
9. Đan viện An Phước tại Long thành tỉnh Đồng Nai
10. Nữ Đan viện Vĩnh Phước tại Biên Hoà tỉnh Đồng nai. Nữ Đan viện này
có 2 nhà con là Phước Thiên ở Bãi Dâu Vũng Tàu và Phước Hải tại Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Việc hoạt động tông đồ của các đan viện này là trong cô tịch và lao
động, hằng ngày họ hy sinh cầu nguyện cho những người ngoại giáo mau trở
lại đạo, xây dựng cơ sở và phục vụ mọi kytô hữu có nhu cầu đến tĩnh
tâm, viết và dịch sách kitô giáo.
Các đan viện này thuần chiêm niệm, họ không hoạt động tông đồ ở bên
ngoài, họ giống như ngọn đèn ở cạnh nhà tạm, nó không soi sáng được cho
ai nhưng nó đứng đó để báo cho mọi người biết nơi đây có Thiên Chúa.
Hy vọng qua vài hàng lược sử này quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về Hội
Dòng Xitô Thánh Gia tại Việt Nam và các đan viện trong đó.
Đan sĩ linh mục M. Kolbe Ngô Quang Tuý OC
Địa chỉ của 13 hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam
(Có 1 Đan Viện ở Thụy Sĩ và 1 California, Hoa Kỳ)
1. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Sơn
Liên lạc: Lm Dominico Phạm Văn Hiền, Viện Phụ
227/18 Phuoc Loc, Phuoc Hoa, Tan Thanh, Ba Ria, Vung Tau
DT: 064.876298 email:
xitops@hcm.vnn.vn
2. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan
Lm Nguyễn Văn Thảo, Viện Phụ
Phu Son, Nho Quan, Ninh Binh
DT: 030. 866416 email:
chauson@hotmail.com
3. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương
Lm Pham Bảo Luyện, Viện Phụ
Xa Lac Xuan, Huyen Don Duong, Tinh Lam Dong
DT: 063.849164 - 063.633533 email:
xtchauson@ureach.com
4. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Lý
Liên Lạc: Lm Trần Ngân, Viện Phụ
Xa Vinh Thanh, Huyen Nhon Trach, Tinh Dong Nai
DT: 061.3519081 email:
dvxtpl@pmail.vnn.vn
5. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy
Liên lạc: Lm Gioan Bosco Trần Văn Thành,Viện Phụ
HT 002 Ham Tan, Binh Thuan
DT: 062.870756 email:
chauthuyvn@pmail.vnn.vn
6. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Vinh Phước (Dòng Nữ)
Chi Be Tren Gioan Thanh Gia Pham Ghy Tac
105/10, KP 9, P. Tan Hoa, Tp. Bien Hoa, Tinh Dong Nai
DT: 061.3984644 email:
xtvp@vnn.vn
7. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước
Liên lạc: Lm Hoàng Kim Tâm, Viện Phụ
140/10 Tran Phu, Bai Dau, Tp. Vung Tau
DT: 064.832165 email:
dvxitotp@vnn.vn
8. Đan viện Xitô Thánh Mẫu Fatima (Ở Thụy Sĩ)
Liên lạc: Cha Be Tren Clement Pham Dang Man
Monastere ND de Fatima CH-1694 Villorsonnens Suisse
00.41.26.6531960 Fax: 00.41.26.6532425
Email:
ndfatima.ch@freesurt.ch
9. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Vinh
Liên lạc: Cha Be Tren Augustino Le Trong Hong
Hop thu 038 Tra Vinh
DT: 074.827155 email:
xitopv@yahoo.com
10. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu An Phước (Mới)
Liên lạc: Lm M. Salien Tran Minh Thai O. Cist
(Nha so 01 - Ap 8 - Xa An Phuoc
Huyen Long Thanh - Tinh Dong Nai)
HT 13, Buu Dien Tam Phuoc, Long Thanh, Dong Nai
DT: 061.3511572, 0909352372
email:
salientmt@yahoo.com
11. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải (Dòng Nữ) (Mới)
Liên lạc: Nữ Tu Nguyễn Thị Nhẫn,
54/3/2 Tran Phu, F. 5, Bai Dau, Tp. Vung Tau
DT: 064.836999 email:
xitophuochai@vnn.vn hay
xitophuochai@yahoo.com
12. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Thiên (Dòng Nữ) (Mới)
Liên lạc: Chi Phu Trach M. Cecilia Nguyen Thi Oanh
Ap Hai Son, Phuoc Hoa, Tan Thanh, Ba Ria, Vung Tau
DT: 064.876513 email:
xitophuocthien@vnn.vn
13. Đan Viện Xitô Thánh Giuse (ở Hoa Kỳ) (Mới)
Liên lạc: Vp. Duy-Ân Vương Đình Lâm
hoặc Lm Anthony Phạm Sĩ Hanh
Saint Joseph Monastery (A Non-profit Organization)
12388 Freeport Drive
Victorville, CA 92392
Tel: 760-949-7173
eFax: 508-749-7173
Email:
anthony_pham504@yahoo.com
Đan Sĩ linh mục M. Kolbe Ngô Quang Tuý OC
TCVN