This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Bạch Dinh -Vũng Tàu -Việt Nam

Bạch Dinh được Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

 Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền. Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng yêu nước, chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.


Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, trên pháo đài Phước Thắng cổ xưa, cao gần 30m so với mực nước biển. Từ tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu.

Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu. Với tất cả sự quyến rũ đó, Bạch Dinh không chỉ thoả mãn cho Paul Doumer mà các đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm..

Niết Bàn Tịnh xá (Hạ Long, P.2) Vũng Tàu -Việt Nam

Vị trí: Niết Bàn Tịnh Xá tọa lạc ở đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu.

Đặc điểm: Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.

Chùa "Niết Bàn Tịnh Xá" còn gọi là chùa "Phật Nằm" được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển.

Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.

Ở phía trước chùa là một cột cờ cao 21m, được làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ 2. Cổng chùa có 4 chữ "NIẾT BÀN TỊNH XÁ" tức là nơi thanh cao nhất của đạo Phật.

Hai bên cổng chùa là 2 pho tượng "Thần Thiện" và "Thần Ác".

Khu điện thờ chính của chùa được bày trí thành một vườn hoa Sala theo cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Nổi bật trong khu Chánh điện này là bức tượng "Phật Nằm", dài 12m tượng trưng cho "Thập Nhị Nhân Duyên" và được đặt lên bệ thờ cao 2,5m. Mặt ngoài của bệ thờ có đắp hình tượng các đồ đệ của Phật Thích Ca đang chứng kiến lúc Ngài nhập điện.

Phía trước chánh điện có một chiếc lư đồng với hình tượng bốn con vật Long, Lân, Qui, Phụng gọi chung là "Tứ Linh". Chiếc lư này là kết quả sau hơn hai năm lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở tỉnh Bến Tre và đem tặng cho chùa năm 1971. Song song với lư ở hai bên là hai toà tháp cao khoảng 5m. Toà bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên phải có tượng Phật Dược Sư.

Hậu điện dùng làm nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ đã có công truyền bá Đạo Phật. Sau tượng Phật Thích Ca có treo một bức tranh vẽ hình "Đạt Ma Sư Tổ" là vị cao tăng đầu tiên truyền bá giáo lý nhà Phật Việt Nam. Pho tượng nghìn tay nghìn mắt biểu tượng thần thông phi thường của nhà Phật.

Tầng hai có chiếc thuyền rồng còn gọi là thuyền Bát Nhã dài 12m. Đó là thuyền Bát Nhã sẽ cứu vớt mọi người ra khỏi khổ ải rồi đưa đến chốn vĩnh cửu bất diệt.

Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát. Tượng Phật được thể hiện theo hình dáng một phụ nữ hiền hoà đức độ, tay đổ bình nước cam lồ xuống để chữa bệnh cho dân chúng và làm cho cõi trần thêm sạch.

Linh Sơn Cổ Tự -Vũng Tàu -Việt Nam

Linh Sơn cổ tự là ngôi chùa cổ tọa lạc bên đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Trong Chánh điện có tượng Phật cao 1,2 m bằng đá, dát vàng, được điêu khắc, chạm trổ rất khéo léo.
Tương truyền rằng: cách đây hơn 100 năm có đoàn thuyền chài lưới từ miền Trung vào đánh cá ở bãi Trước, trong lúc dừng thuyền lên núi Lớn kiếm củi, tình cờ phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá vùi dưới lớp đất đá trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên và làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội đến can ngăn và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết giữ lại. Về sau, những người dân chài ờ miền Trung được rước pho tượng nhỏ về thờ, còn pho tượng lớn được người dân địa phương rước về thờ chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh Sơn.
Số 61 Hoàng Hoa Thám, P. 2, TP. Vũng Tàu

Những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam

1. Nhà thờ Cây Vông, GP Nha Trang


2. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, GP Sài Gòn


3. Nhà thờ Domaine de Marie (Mai Anh), GP Đà Lạt


4.Nhà thờ Từ Phong, GP Bắc Ninh


5. Nhà thờ Gỗ KonTum, GP KonTum



6. Nhà thờ Chánh toà Phát Diệm, GP Phát Diệm



7. Nhà thờ Phủ Cam, GP Huế



8. Nhà thờ Chánh Toà Thái Bình, GP Thái Bình



9. Nhà thờ Phú Nhai, GP Bùi Chu


10. Nhà thờ Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh, GP Hải Phòng

11.Nhà thờ bãi giá sóc trăng

12.Nhà thờ đá Sapa, ở thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai.

12. Nhà thờ Gỗ - KonTum







 13.Nhà nguyện ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA












Đan viện Xito Thánh mẫu Phước Hải ( Trần Phú,P.5) Vũng Tàu -Việt Nam


DÒNG XITÔ THÁNH GIA VIỆT NAM (S.O.C.: SANCTUS ORDO CISTERCIANUS - ST. ORDER OF CISTERCIANS)


Lược sử: Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, xuất phát từ đan viện Phước Sơn, do cha Henri Denis (tên dòng của cha là Benoit Thuận) sáng lập ngày 15-8-1918 tại Quảng Trị, giáo phận Huế. Nguyên thuỷ dòng Phước Sơn thuộc quyền giáo phận, sau đó do Sắc chỉ của Thánh Bộ Tu sĩ ngày 24-5-1934, được sáp nhập vào dòng Xitô thế giới.
Năm 1936, ba năm sau khi đấng tổ phụ qua đời, tu viện mới được thiết lập tại Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm.
Ngày 23-10-1950, thêm một nhà khác được thiết lập tại miền Nam, tức đan viện Khiết Tâm Phước Lý, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1964, ba đan viện Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý được nâng lên đan phụ viện và kết hợp thành một hội dòng mới trong số 13 hội dòng của Xitô thế giới, do Sắc chỉ của Toà Thánh ngày 6-10-1964.
Năm 1971, đan viện Châu Sơn, Đơn Dương thiết lập đan viện Châu Thuỷ tại Hàm Tân, Bình Thuận, thuộc giáo phận Phan Thiết. Năm 1972, do quyết định của Tổng hội dòng Xitô Thánh Gia, nữ đan viện Xitô Vĩnh Phước được thiết lập tại Phước Lý, nay được di chuyển về Ngọc Đồng, phường Tân Hoà, thành phố Biên Hoà.
Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse.
Châm ngôn: Ora et Labora (cầu nguyện và lao động).
Mục đích: Giúp các tu sĩ thánh hoá bản thân theo gương gia đình Nazareth trong cầu nguyện và hy sinh, hầu góp phần vào việc cứu rỗi các linh hồn.
Hoạt động: Theo gương Thánh Gia Thất, hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam thánh hoá đời sống âm thầm trong cầu nguyện và lao động để góp phần vào việc cứu rỗi anh chị em chưa tin Chúa. Ngoài ra, mỗi đan viện đều có nhà khách tĩnh tâm để đón nhận những người đến xin hồi tâm và cầu nguyện trong một thời gian dài hay ngắn tuỳ nhu cầu nội tâm.
Điều kiện nhập tu: Mỗi đan viện trong hội dòng, với tư cách là nhà tự trị, có quyền mở tập viện để đón nhận các ứng sinh. Sau đây là những điều kiện phải có:
- Đủ 18 tuổi và tốt nghiệp
cấp III,
- Có sức khoẻ tốt và trí phán đoán lành mạnh,
- Có ý chí dấn thân tìm Chúa trong đời sống cộng đoàn và chiêm niệm,
- Có đủ giấy tờ theo Giáo luật và dân sự như: Chứng chỉ Rửa tội và Thêm sức; giấy giới thiệu của cha chính xứ; giấy tạm vắng tạm trú và CMND.
Địa chỉ Nhà Mẹ:
Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn
227 Phước Lộc, Phước Hoà,
huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đt: 064 867298.
hay 81 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5,
TP. HCM. Đt: 08 8352270.
Hội trưởng đương nhiệm: Viện phụ Duy Ân Vương Đình Lâm, đắc cử Viện phụ Hội trưởng 1970

Trên trang web này hay nhiều nơi khác, trong tiếp xúc hoặc trong đời sống đạo tại Việt nam, đôi khi đọc giả thấy hoặc nghe nói về dòng khổ tu Phước Sơn, dòng Xitô Phước Lý, Đan viện Châu Sơn….Trong khi tiếp xúc với các tu sĩ cũng như giáo dân, chúng tôi cũng thấy các vị ấy có khi hiểu lờ mờ, có khi lẫn lộn cộng đoàn này với cộng đoàn kia. Để giúp quý đọc giả hiểu rõ hơn, chúng tôi xin ghi lại vài nét sơ lược về HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA tại Việt nam.

Thế nhưng muốn hiểu rõ Hội Dòng Xitô Thánh Gia này thiết nghĩ trước hết phải biết sơ qua dòng Xitô trên thế giới.

I. DÒNG XITÔ, KHAI SINH VÀ PHÁT TRIỂN.


Cha Henri Denis, Đấng Sáng Lập, lúc còn trẻ


Từ khi lập dòng cho đến khi qua đời, cha Henri Denis không bao giờ để người ta chụp hình mình. Đây là hình Cha chụp chung với cộng đoàn, mà sau này người ta cắt riêng ra.

Xuyên suốt dòng lịch sử của Giáo hội, mỗi khi Giáo hội có nhu cầu thì các hội dòng lại lần lượt ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó. Dòng Xitô cũng không nằm ngoài thông lệ trên.

Tại Pháp quốc cuối thế kỷ thứ XI , khi đời sống đạo tại đan viện Molesme có phần sa sút, thánh Robertô cùng với một số đan sĩ của trong đan viện đã tách ra làm một nhóm khác hầu giữ trọn bộ tu luật của thánh Biển Đức (Benedicto) một cách trọn vẹn hơn. Nhóm này lấy vùng đất có tên là Xitô làm nơi xây dựng cộng đoàn. Theo dòng thời gian, họ biến đổi nhiều điểm khác với dòng Biển Đức. Một trong những đặc điểm chúng ta thấy rõ đó là mầu áo. Các đan sĩ Biển Đức mặc áo đen và áo choàng đen, các đan sĩ Xitô mặc áo trắng và giữ lại áo choàng đen. Dòng Xitô được phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời thánh Bênadô (Bernard).

Dòng Xitô cũng thăng trầm với lịch sử của Giáo hội. Vào cuối thể kỷ XVIII, do bối cảnh xã hội, đặc biệt là cách mạng Pháp (1789) và sau đó là các cuộc bách hại, các đan viện bị phân tán sang nhiều nước khác và làm đủ mọi công việc để tồn tại. Hơn 100 năm sau, hoà bình trở lại, nếp sống của các đan viện đã quá khác nhau. Có đan viện còn giữ đời sống hoàn toàn chiêm niệm của Đấng sáng lập, có đan viện phải đảm trách những việc mục vụ tại các giáo sứ, dạy học… Đức thánh cha Lêo XIII kêu gọi hợp nhất lại nhưng rất khó. Sau cùng, một số đan viện còn giữ đời sống thuần chiêm niệm họp lại thành nhánh nhặt phép, các đan viện khác họp nhau lại thành nhánh Chung phép. Nhánh nhặt phép gồm những dòng như Trappe, Trappistes. Nhánh Trung phép gồm 13 hội dòng ở rải rác trên nhiều nước như Pháp, Ý, Áo, Thuỵ Sĩ… Hội Dòng Xitô Thánh Gia ở Việt man là 1 trong số 13 hội dòng thuộc nhánh Chung phép.

II. HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA.

Xưa nay người ta vẫn gọi là Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, nhưng thật ra chỉ có một hội dòng xitô thánh gia duy nhất, hội dòng đó ở Việt Nam. Cộng đoàn tổ của hội dòng này là dòng Đức Bà Annam hay còn gọi là dòng Phước Sơn. Đấng sáng lập dòng là một thừa sai Paris tên là Henri Denis, tên việt là Cố Thuận. Cha sang Việt Nam năm 1903, lúc cha 23 tuổi. Được phép đức cha địa phận Huế, cha Henri lập dòng Đức Bà Annam tại núi Phước, tỉnh Quảng Trị năm 1918 nên có tên là Phước Sơn. Cha Henri đã lấy bản hiến pháp của dòng Xitô nhặt phép, chỉnh sửa lại những khoản không phù hợp với người Việt Nam, đề cao đời sống gia đình, nên đổi tên thành dòng Xitô Thánh Gia và được xác nhập vào Xitô Chung phép thế giới, trực thuộc Bề Trên Thượng của toàn dòng Xitô năm 1935, sau khi đấng sáng lập qua đời được 2 năm. Năm 1953, do thời cuộc, dòng đã di chuyển vào Thủ Đức thuộc địa phận Sài Gòn. Dòng được nâng lên thành Hội Dòng Xitô Thánh Gia vào năm 1964 khi có đủ 3 đan viện tự trị như luật buộc. Hội Dòng hiện nay có khoảng trên 600 nhân sự sống trong 10 đan viện tự trị lớn nhỏ:

1. Đan viện Phước Sơn tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Đan viện Châu Sơn Nho Quan tại tỉnh Ninh Bình.
3. Đan viện Châu Sơn Đơn Dương tại tỉnh Lâm Đồng.
4. Đan viện Phước Lý tại Huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
5. Đan viện Chây Thuỷ tại tỉnh Bình Thuận.
6. Đan viện Fatima tại Thuỵ Sĩ
7. Đan viện Phước Vĩnh tại Trà Vinh
8. Đan viện Thiên Phước tại Bãi dâu - Vũng Tàu.
9. Đan viện An Phước tại Long thành tỉnh Đồng Nai
10. Nữ Đan viện Vĩnh Phước tại Biên Hoà tỉnh Đồng nai. Nữ Đan viện này có 2 nhà con là Phước Thiên ở Bãi Dâu Vũng Tàu và Phước Hải tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Việc hoạt động tông đồ của các đan viện này là trong cô tịch và lao động, hằng ngày họ hy sinh cầu nguyện cho những người ngoại giáo mau trở lại đạo, xây dựng cơ sở và phục vụ mọi kytô hữu có nhu cầu đến tĩnh tâm, viết và dịch sách kitô giáo.

Các đan viện này thuần chiêm niệm, họ không hoạt động tông đồ ở bên ngoài, họ giống như ngọn đèn ở cạnh nhà tạm, nó không soi sáng được cho ai nhưng nó đứng đó để báo cho mọi người biết nơi đây có Thiên Chúa.

Hy vọng qua vài hàng lược sử này quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về Hội Dòng Xitô Thánh Gia tại Việt Nam và các đan viện trong đó.

Đan sĩ linh mục M. Kolbe Ngô Quang Tuý OC

Địa chỉ của 13 hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam

(Có 1 Đan Viện ở Thụy Sĩ và 1 California, Hoa Kỳ)

1. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Sơn
Liên lạc: Lm Dominico Phạm Văn Hiền, Viện Phụ
227/18 Phuoc Loc, Phuoc Hoa, Tan Thanh, Ba Ria, Vung Tau
DT: 064.876298 email: xitops@hcm.vnn.vn
2. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan
Lm Nguyễn Văn Thảo, Viện Phụ
Phu Son, Nho Quan, Ninh Binh
DT: 030. 866416 email: chauson@hotmail.com
3. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương
Lm Pham Bảo Luyện, Viện Phụ
Xa Lac Xuan, Huyen Don Duong, Tinh Lam Dong
DT: 063.849164 - 063.633533 email: xtchauson@ureach.com
4. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Lý
Liên Lạc: Lm Trần Ngân, Viện Phụ
Xa Vinh Thanh, Huyen Nhon Trach, Tinh Dong Nai
DT: 061.3519081 email: dvxtpl@pmail.vnn.vn
5. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy
Liên lạc: Lm Gioan Bosco Trần Văn Thành,Viện Phụ
HT 002 Ham Tan, Binh Thuan
DT: 062.870756 email: chauthuyvn@pmail.vnn.vn
6. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Vinh Phước (Dòng Nữ)
Chi Be Tren Gioan Thanh Gia Pham Ghy Tac
105/10, KP 9, P. Tan Hoa, Tp. Bien Hoa, Tinh Dong Nai
DT: 061.3984644 email: xtvp@vnn.vn
7. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước
Liên lạc: Lm Hoàng Kim Tâm, Viện Phụ
140/10 Tran Phu, Bai Dau, Tp. Vung Tau
DT: 064.832165 email: dvxitotp@vnn.vn
8. Đan viện Xitô Thánh Mẫu Fatima (Ở Thụy Sĩ)
Liên lạc: Cha Be Tren Clement Pham Dang Man
Monastere ND de Fatima CH-1694 Villorsonnens Suisse
00.41.26.6531960 Fax: 00.41.26.6532425
Email: ndfatima.ch@freesurt.ch
9. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Vinh
Liên lạc: Cha Be Tren Augustino Le Trong Hong
Hop thu 038 Tra Vinh
DT: 074.827155 email: xitopv@yahoo.com
10. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu An Phước (Mới)
Liên lạc: Lm M. Salien Tran Minh Thai O. Cist
(Nha so 01 - Ap 8 - Xa An Phuoc
Huyen Long Thanh - Tinh Dong Nai)
HT 13, Buu Dien Tam Phuoc, Long Thanh, Dong Nai
DT: 061.3511572, 0909352372
email: salientmt@yahoo.com
11. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải (Dòng Nữ) (Mới)
Liên lạc: Nữ Tu Nguyễn Thị Nhẫn,
54/3/2 Tran Phu, F. 5, Bai Dau, Tp. Vung Tau
DT: 064.836999 email: xitophuochai@vnn.vn hay xitophuochai@yahoo.com
12. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Thiên (Dòng Nữ) (Mới)
Liên lạc: Chi Phu Trach M. Cecilia Nguyen Thi Oanh
Ap Hai Son, Phuoc Hoa, Tan Thanh, Ba Ria, Vung Tau
DT: 064.876513 email: xitophuocthien@vnn.vn
13. Đan Viện Xitô Thánh Giuse (ở Hoa Kỳ) (Mới)
Liên lạc: Vp. Duy-Ân Vương Đình Lâm
hoặc Lm Anthony Phạm Sĩ Hanh
Saint Joseph Monastery (A Non-profit Organization)
12388 Freeport Drive
Victorville, CA 92392
Tel: 760-949-7173
eFax: 508-749-7173
Email: anthony_pham504@yahoo.com

Đan Sĩ linh mục M. Kolbe Ngô Quang Tuý OC
TCVN

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Thích ca Phật đài( Trần Phú, P.5) Vũng Tàu -Việt Nam

Phật đài tọa lạc ở số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cổng chùa

Mặt tiền chùa

Tên thường gọi:
Thích Ca Phật Đài

Phật đài tọa lạc ở số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ĐT: 064.834418. Chùa thuộc hệ phái Nam tông.
Trước đây, vùng núi này không có người sinh sống. Năm 1957, ông Lê Quang Vinh, một quan phủ thời Pháp thuộc, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành.
Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (NXB. TP. HCM, 2002) cho biết vào giữa thập niên 40, Đại đức Narada Maha Thera cùng ông Lê Quang Vinh, Đốc Phủ sứ hồi hưu, viếng núi Lớn. Đại đức cho rằng đây là nơi thích nghi để lập một ngôi chùa. Đến năm 1957, ông Lê Quang Vinh xuất gia, pháp danh Giác Pháp, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành.
Chùa Thiền Lâm đã được trùng tu vào năm 1961. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Ở án thờ chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền (cao 1,2m), một tượng đức Phật Thích Ca nhỏ phía trước. Hai bên thờ hai tượng đức Phật Thích Ca trì bình khất thực (cao 1,2m). Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (Sđd, trang 183) cho biết hai pho tượng hai bên là A Nan và Ca Diếp, nhưng chư Tăng của hệ phái Phật giáo Nam Tông thì cho biết đó là tượng đức Phật Thích Ca.
Đến năm 1961, Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy đã nhận thấy khung cảnh thiên nhiên ở đây đẹp đẽ, vị trí lại thuận tiện cho khách hành hương đến chiêm bái nên đã vận động tín đồ Phật tử đóng góp tiền của xây dựng khu Thích Ca Phật đài tại đây. Lễ đặt viên đá đầu tiên được tiến hành tại Bảo tháp ngày 4 – 6 – 1961. Lễ khởi công xây dựng được tổ chức vào ngày 20 – 7–1961. Sau 19 tháng thi công, lễ khánh thành được tổ chức trọng thể vào hai ngày 09 và 10 – 3 – 1963 (tức ngày 14 và rằm tháng hai năm Quý Mão).
Bảo tháp Xá lợi Phật

Thích Ca Phật đài là một quần thể kiến trúc điêu khắc tạo dựng theo sự tích về cuộc đời đức Phật Thích Ca gắn với cảnh quan thiên nhiên non xanh nước biếc đã là một điểm du lịch hành hương hấp dẫn hơn 40 năm qua tại thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu.
Cổng tam quan xây đơn giản, có bốn trụ vuông, trên đầu mỗi trụ có gắn một hoa sen. Chính giữa có tấm biển đề bốn chữ quốc ngữ Thích Ca Phật Đài, trên có gắn bánh xe pháp luân.
Các công trình ở đây được thể hiện trên triền núi, được chia thành ba cấp theo một hình tháp cao dần từ 3m đến 29m so với mực nước biển.
Qua khỏi cổng, bước lên hết cấp thứ nhất, chúng ta gặp ngôi bảo tháp tưởng niệm nhà sư Giác Pháp, người dựng chùa Thiền Lâm. Lên bậc thứ hai theo đường vòng cung, đến độ cao 25m, là khu vực của những cụm tượng lớn dựa theo sự tích về cuộc đời đức Phật Thích Ca, từ khi ngài đản sanh đến lúc nhập niết bàn. Ở đây có tượng Bồ tát đản sanh (cao 1,2m) đứng trên bệ (cao 1m).
Tượng Thái tử xuất gia

Tượng Đức Phật nhập Niết bàn

Nhóm tượng thứ hai là tượng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia. Tượng Thái tử cắt tóc xuất gia (cao 3,3m), người hầu Xa Nặc trong tư thế quỳ (cao 1,6m) và con ngựa Kiền Trắc (cao 2,3m).
Để tưởng nhớ quá trình tu tập của Thái tử suốt sáu năm trong rừng già, nơi Ngài tham thiền và thành đạo, ở đây có tôn thờ cây Bồ Đề được chiết một nhánh từ cây Bồ Đề ở Sri Lanka.
Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (NXB Chính trị Quốc gia, H., 1996) cho biết, vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, một công chúa của vua A Dục đã chiết một nhánh từ cây Bồ Đề mà trước đây đức Phật ngồi tham thiền đem về trồng tại một ngôi chùa tại Sri Lanka.
 Năm 1960, Đại đức Narada Maha Thera đã đến viếng núi Lớn và đã trồng tại đây một cây Bồ Đề này, gốc từ cây Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Tấm bia tại đây đã ghi: “Cội Bồ Đề lịch sử này là con cháu của cội Sri Maha Bodhi tại Bồ Đề Đạo Tràng. Từ chính cội cây thiêng liêng ấy, một nhánh chiết được cung thỉnh về trồng ở cố đô Anuradhapura xứ Sri Lanka (Tích Lan). Đại đức Narada Maha Thera cung thỉnh một cây con từ gốc này đến trồng tại đây ngày 02 – 11 – 1960, nhằm ngày 14 tháng 9 năm Canh Tý, Phật lịch 2503”.
Cây bồ đề
Pho tượng Ngài thành đạo được diễn tả qua tượng Kim Thân Phật Tổ ngồi tham thiền trên tòa sen. Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (Sđd, trang 50) cho biết Đức Phật ngự trên đài bát giác cao 11,6m (đài được đúc bằng ciment cao 4,5m, tòa sen cao 2m, tượng đức Phật cao 5,1m). Tượng Kim Thân được thi công tại chỗ, riêng phần đầu được đặt đúc tại Sài Gòn. Ngày 20 – 7 – 1962, khi đem gắn đầu vào tượng, tương truyền lúc ấy nền trời xanh ửng lên một vầng hào quang quanh mặt đức Phật. Trong pho tượng Kim Thân có tôn trí ba viên ngọc Xá Lợi của đức Phật.
Theo tài liệu của nhà điêu khắc Phúc Điền, tên thật là Bùi Văn Thêm (thân phụ của ông là Bùi Quang Điển, một nghệ nhân đã tạc nhiều pho tượng ở các ngôi chùa cổ, được quý sư gọi là Tài công, tự là Cang) là người thực hiện pho tượng Kim Thân Phật Tổ ở Thích Ca Phật đài (Vũng Tàu) và ở chùa Long Sơn (Nha Trang), thì pho tượng đức Phật ở đây cao 6m, ngang 4m, bệ và tòa sen cao 7m (bệ hình bát giác tượng trưng cho Bát Chánh Đạo). Phần đầu được đúc tại cơ sở 267 đường Hùng Vương (kế chùa Tuyền Lâm, quận 6, TP. Hồ Chí Minh ngày nay).
Sau khi thành đạo, đức Phật đến vườn Lộc Giả, thường gọi là vườn Nai và giảng đạo cho năm anh em Kiều Trần Như. Thường ở các chùa, nhóm tượng đức Phật chuyển pháp luân được trưng bày lộ thiên. Ở đây, nhóm tượng được tôn trí trong căn nhà bát giác. Đức Phật Thích Ca (cao 1,2m) ngồi trên tòa sen, năm tượng đạo sĩ (cao 0,6m) ngồi chung quanh nghe thuyết pháp. Các mặt của tòa bát giác khắc những lời dạy của đức Phật.
Kế nhóm tượng đức Phật chuyển pháp luân là nhóm tượng đức Phật ngồi tham thiền trên tòa sen (cao 2,7m), bệ ciment (cao 1m) có voi, khỉ dâng quả cho Ngài. Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (Sđd, trang 51) cho biết trong số các đệ tử của đức Phật, có hai đạo sĩ xích mích và hiềm khích nhau, gây chia rẽ. Ngài khuyên giải mãi không được, bèn bỏ vào rừng sâu và nhập hạ luôn trong đó. Cảm phục trước giáo pháp của Ngài, hằng ngày có một con voi và một con khỉ đi tìm kiếm hoa quả đến dâng cho Người. Dựng nên cảnh này, những bậc chân tu mong muốn và khuyên răn mọi người phải đoàn kết, sống hòa thuận với nhau.
Năm 80 tuổi, đức Phật đã giảng bài pháp cuối cùng rồi viên tịch, nhập cõi niết bàn. Pho tượng đức Phật nhập niết bàn nằm quay mặt về hướng Tây trên một bệ ciment (thân Phật cao 2,4m kể từ vai xuống, dài 12,2m, bệ cao 4,2m). Trước mặt Ngài là tượng bốn vị Tỳ kheo (cao 1,8m) chắp tay cung kính, phía sau là năm tượng Tỳ kheo (cao 0,7m) ngồi chắp tay hướng về Ngài. Tài liệu của hệ phái Phật giáo Nam Tông gọi tượng Ngài là đức Phật trong tư thế Sư tử ngọa và Níp bàn.
Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (Sđd, trang 52) cho biết khi đức Phật nhập niết bàn, thi hài của Ngài được đưa về hỏa táng tại Cauthina. Sau khi hỏa táng, thi thể Ngài chỉ còn lại vài mảnh xương gọi là Xá lợi. Vua Malla để tất cả Xá lợi vào một cái hộp bằng vàng và cung nghinh về hoàng cung để chia cho các nước đem về thờ. Về sau, vua thâu lại tất cả các Xá lợi, trộn thêm một ít chất kết dính rồi viên lại thành 84.000 viên để phân phát cho các vương quốc đem về thờ trong Bảo tháp. Hai bên đường lên Bảo tháp có đắp hình rồng, ở bậc thang cuối có đôi sư tử chầu.
Bảo tháp ngọc Xá lợi ở Thích Ca Phật đài cao 17m xây giữa sân hành lễ rộng khoảng 300m2. Trong Bảo tháp bát giác có tôn trí 13 viên ngọc Xá lợi đức Phật đựng trong một hộp bằng vàng. Dưới bốn cạnh chân Bảo tháp có bốn đỉnh lớn, bên trong đặt đất thiêng được thỉnh về từ nơi Ngài đản sanh, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân và nơi Ngài nhập niết bàn.
Thích Ca Phật đài là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất ở Vũng Tàu và miền Nam. Hằng năm, nơi đây tiếp đón cả triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái.
Phật đài đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Nhà Thờ Vũng Tàu -Việt Nam

Nhà Thờ Vũng Tàu
Địa Chỉ : Thống Nhất, Phường 1, Thành Phố Vũng Tàu


Vài hình ảnh về nhà thờ Vũng Tàu
Nhà thờ Vũng Tàu ngày xưa - 1954




Hà Long tổng hợp

Đình Thắng Tam -Vũng Tàu Việt Nam

Quần thể di tích đình thần Thắng Tam. Nằm bên đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Quần thể gồm ba di tích được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận xếp hạng: đình thần Thắng Tam, miếu Ngũ Hành và lăng Ông Nam Hải.
Theo truyền thuyết, vào thời Gia Long (1802-1820), để kiểm soát và bảo vệ vịnh Ghềnh Rái, cửa biển Cần Giờ, triều đình đã cử 3 thuyền (đơn vị nhỏ nhất của quân đội nhà Nguyễn) đến vùng đất Vũng Tàu trấn giữ. Khoảng năm Minh Mạng thứ 3 (1822), tình trạng giặc cướp không còn nữa. Nhà vua cho giải ngũ số quân này với phần thưởng là vùng đất họ đã có công trấn giữ. Triều đình miễn mọi thứ thuế cho họ. Ba ông đội chỉ huy ba thuyền đã tổ chức khai phá và lập ra ba làng lấy tên Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (từ đó người ta cũng gọi Vũng Tàu là Tam Thắng nhằm chỉ ba làng có từ "Thắng" đứng đầu). Phạm Văn Đinh cai quản làng Thắng Nhất. Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì. Ngô Văn Huyền cai quản làng Thắng Tam.
dinhthanthangtam_copy_copy

Sau này, ba ông trở thành Tiền hiền được thờ tại ba ngôi đình của ba làng nói trên... Đình Thắng Tam được xây dựng vào khoảng năm Minh Mạng thứ 21 (1840). Ngôi đình mà du khách thưởng ngoạn hiện tại đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đình được kiến trúc theo lối nối kết, gồm nhà Tiền hiền, hội trường, đình trung, võ ca. Ngôi Tiền hiền có 4 bàn thờ: Thổ công, Tiền hiền, Hậu hiền và Tiền vãng-Hậu vãng. Ngôi đình Trung có 10 bàn thờ: Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Cao Các, Tiên Sư... Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch đình Thắng Tam tổ chức lễ Cầu an.
Đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của vua Thiệu Trị và vua Tự Đức; trong đó 6 sắc phong cho Đại Càng Quốc Gia Nam Hải (tức cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho Thủy Long Thần Nữ. Bên trái đình Thắng Tam là Lăng Ông Nam Hải-thờ một phần của bộ xương cá voi do ngư dân phát hiện trong thế kỷ 19 (những phần khác được thờ tại Lăng Ông Phước Tỉnh và Lăng Ông Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh).
Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch, Lăng Ông Nam Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất sôi động, thu hút nhiều du khách tham dự. Bên phải đình Thắng Tam là miếu Ngũ Hành, ngư dân Vũng Tàu gọi là Miễu Bà. Chánh điện thờ năm bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ. Hai bên có bàn thờ năm cô và năm cậu, Quan Công, Quan Bình, Châu Xương, Ông Địa, Thổ Công... Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 10 âm lịch, miếu bà tổ chức lễ cúng ngày vía. Nghi thức lễ hội có Nghinh Bà, cúng Tiền hiền, Hậu hiền, thu hút đông đảo du khách tham dự.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Vũng Tàu: Tượng Chúa Kitô Vua

Tại Vũng Tàu có một địa điểm du lịch đặc biệt, nhiều du khách đến thăm viếng. Đó là tượng Chúa Kitô Vua lớn nhất thế giới, cao hơn kỳ quan thế giới tượng Chúa Kitô ở Brazil. Tượng Chúa Kitô ở Vũng Tàu cao 32 thước, so với tượng Chúa ở Rio de Janeiro (Brazil), chỉ cao 28 thước mà thôi.



Tượng Chúa Kitô Vua ở trên núi Tao Phùng (tức Núi Nhỏ) có thể chứa 100 du khách đến thăm viếng, và muốn leo lên cánh tay Chúa để nhìn quang cảnh Vũng Tàu từ điểm cao nhất này.

Trong entry nầy, xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh vợ chồng tôi tham quan tượng Chúa Kitô Vua ở núi Tao Phùng. Tại sao núi nhỏ là núi Tao Phùng? Tao Phùng có nghĩa là gặp nhau trở lại. Câu chuyện tình này hay lắm.

Muốn hiểu thêm về câu chuyện tình của công chúa con gái Thủy Tề hóa làm cá vàng, lạc loài đến chốn trần gian và say mê một chàng trai ở đây, mời các bạn đọc bài tôi copy lại dưới đây của blogger JourneyMan, thú vị lắm..

Bài chi tiết chúng tôi sẽ viết kỹ hơn sau khi về tới New York...




“Tượng Chúa Kitô Vua đứng trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, thuộc Giáo phận Bà rịa do giáo xứ Vũng Tàu quản lý. Công trình bị gián đoạn một thời gian sau đó dươc sự ủy quyền của Đức Giám mục Xuân lộc , linh mục Phê rô Trần Văn Huyên chánh xứ Vũng Tàu cùng với bà con giáo dân khắp mọi nơi đã tham gia tái thiết công trình.

Đến năm 1994 công trình hoàn thành và chính thức đón tiếp mọi du khách, đây cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa Kitô Vua ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m, được coi là tương Chúa cao nhất thế giới trong khi tượng Chúa ở Rio de Janerio (Brasil) cao 28 m.”


(Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9ng_T%C3%A0u )








“Núi Tao Phùng (hay còn có tên gọi quen thuộc là núi Nhỏ) là một trong hai ngọn núi đẹp nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Núi không cao lắm, chỉ khoảng 170m nhưng lại có đến hai đỉnh, trải dài xuống tận phía Nam, nơi có mũi Nghinh Phong lộng gió. Dưới chân núi là con đường ven biển với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Để lên núi thì có hai đường: một đường ở phía Bắc, nối với đường Hạ Long, gần cầu Đá và một đường ở phía Nam, theo 793 bậc tam cấp dẫn lên tượng Chúa Kitô Vua và trận địa pháo cổ cuối thế kỷ XIX.

Tên gọi Tao Phùng xuất phát từ câu chuyện xa xưa, khi vị công chúa con vua Thủy Tề hóa thân thành con cá vàng mải mê đi chơi mà sa vào lưới của chàng trai làng chài. Thấy cá đẹp, người con trai mang lên núi, khoét đá thành một vũng nước cho vào nuôi. Một hôm ở biển về, anh thấy núi đầy hoa trái. Đang còn bỡ ngỡ, bỗng từ trong núi có một thiếu nữ đi ra nói rõ sự tình. Họ nên duyên vợ chồng. Cuộc sống đang đầm ấm yên vui thì bỗng một ngày có người lạ tay cầm hộp ngọc sáng chói tìm đến, bắt nhốt người vợ vào bên trong. Người chồng đau đớn, tìm mọi cách van xin cho vợ nhưng đều vô ích. Trong hộp ngọc, người vợ trở lại hình dáng cá vàng với hai mắt đẫm lệ. Từ đó, cứ 5 năm một lần, cá vàng mới được gặp mặt chồng. Núi Nhỏ là nơi gặp gỡ của hai vợ chồng nên người đời đặt tên là Tao Phùng.

Du khách đến tham quan núi Tao Phùng với mục đích chính là ngắm tượng Chúa Kitô Vua. Năm 1972, cha Phaolô Nguyễn Minh Tri cùng với bà con giáo dân Vũng Tàu khởi công xây dựng tượng đài Chúa Kitô. Tuy nhiên, do bị gián đoạn và thay đổi vị trí đặt tượng vài lần nên mãi đến năm 1994, toàn bộ công trình mới được hoàn thành.

Tượng đài Chúa Kitô đứng giữa hướng đông nam và quay ra biển. Từ dưới bãi nhìn lên, tượng giang đôi tay sừng sững án ngữ trên đỉnh núi cao, bao quanh là những tán cây xanh mát tạo thành một điểm nhấn đầy ấn tượng. Với chiều cao 32m, hai tay giang dài 18,40m, trong lòng tượng có 133 bậc thang và có thể chứa khoảng 100 du khách tham quan. Từ trên cánh tay tượng nhìn xuống, du khách có thể nhìn thấy thành phố Vũng Tàu với nhà cửa san sát và dáng vẻ mập mờ của núi Hòn Bà được bao quanh bởi làn nước trong xanh của biển trời.

Tượng đài Chúa Kitô Vua trên núi Tao Phùng được xem là một trong những tượng đài về Chúa Kitô lớn nhất thế giới hiện nay.”


(JourneyMan, http://rickyanhwee.blogspot.com/2009/11/nui-tao-phung-va-tuong-chua-kito-vua.html )








Đức mẹ Bãi Dâu ở Vũng Tàu -Việt Nam

Ở Vũng Tàu, hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).

Như tên gọi, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu nằm ở bãi Dâu, bên chân núi Tương Kỳ. (Bạn nào có tâm hồn ăn uống chắc biết Nhà hàng Cây Bàng ở Bãi Dâu, đối diện nhà hàng Cây Bàng chính là tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu).

Tượng đài và Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu do Giám mục Giuse Lê Văn Ấn thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1969, tọa lạc trên sườn Núi Lớn, độ cao khoảng 28 mét so với mực nước biển. Đền thánh được xây dựng lại vào năm 1994, có chiều dài 49 mét, rộng 38 mét, với hình dáng của một con thuyền buồm đang căng gió, mà ngọn tháp chuông cao 27,5 mét.

Tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu

Tượng Đức Mẹ Bãi Dâu được xây dựng năm 1992, màu trắng, cao 25 mét, trọng lượng gần 500 tấn, được đặt trên sườn Núi Lớn, ở độ cao 60 mét so với mực nước biển. Tượng Đức Mẹ hướng ra biển, bế Chúa Giêsu.

Ở khuôn viên nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu không chỉ có tượng đài Đức Mẹ và Đền thánh mà còn cả một cụm kiến trúc tôn giáo khá kỳ vĩ. Nơi đó có đường đi lên đỉnh núi Lớn để ngắm toàn cảnh biển Vũng Tàu. Đích đến là thánh giá, và dọc theo đường đi là thánh tích công giáo gồm 14 chặng đường thánh giá của chúa Jesus.

Đường lên tượng đài Đức Mẹ

Bên phải là tượng đài Đức Mẹ, thấp thoáng phía dưới bên trái là 1 thánh tích trên 14 chặng đường thánh giá, trên đỉnh cao là Thánh giá.
Đến kính ngưỡng tượng đài Đức Mẹ khá đơn giản vì tượng đài không ở vị trí cao lắm, nhưng muốn đến kính ngưỡng Thánh giá bạn cần có sức khỏe hoặc một lòng tin sâu sắc, vì Thánh giá ở tận trên đỉnh núi cao, đường đi lên dốc đứng.

Đường lên Thánh giá





Nếu là một con chiên ngoan đạo, hành trình gian nan ấy để đến Thánh giá, để từ trên đỉnh cao lộng gió nhìn xuống biển xanh cũng rất xứng đáng chứ, bạn nhỉ?